22:30 EDT Thứ sáu, 26/07/2024

Menu

Bản đồ Việt Nam

Album ảnh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 52

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1343

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 110352

Giới thiệu

Điều lệ tóm lược

ĐIỀU LỆ VIỆN KHOA HỌC QUẢN TRỊ           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        PHƯƠNG NAM                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc          
                          *****                                                             -------o0o--------
 
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
VIỆN KHOA HỌC QUẢN TRỊ PHƯƠNG NAM
 
CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
 
Điều 1: Tên gọi

  1. Tên gọi tiếng Việt        : VIỆN KHOA HỌC QUẢN TRỊ PHƯƠNG NAM
  2. Tên gọi tắt tiếng Việt   : VIỆN KHQTPN
  3. Tên gọi tiếng Anh        : SOUTHERN INSTITUTE OF MANAGEMENT SCIENCE
  4. Tên gọi tắt tiếng Anh   : SIMS
Điều 2: Trụ sở, văn phòng, điện thoại:
2.1. Trụ sở           : 19 đường số 6, Khu phố 2, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
2.2 Điện thoại      : 0909669955
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ- QUYỀN HẠN
Điều 3: Chức năng của Viện
3.1.  Nghiên cứu phát triển tin học hóa, công nghệ thông tin, nghiên cứu xây dựng các phần mềm và phân tích trong kinh doanh.
3.2. Tư vấn các doanh nghiệp và đầu tư, tư vấn du học, đào tạo chuyển giao về kỹ năng quản trị kinh doanh. Chuyển giao công nghệ năng lượng mặt trời.
3.3. Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực đăng ký..
Trực tiếp nghiên cứu đào tạo, hướng dẫn đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh, sinh viên và tư vấn Du học.
Xúc tiến thành lập. điều hành và chuyển giao công nghệ năng lượng mặt trời, và các công nghệ có liên quan đến năng lượng mặt trời.
Kết hợp với các cá nhân, tổ chức, tập thể, trong và ngoài nước, nhằm nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghệ năng lượng mặt trời và các công nghệ liên quan đến công nghệ năng lượng mặt trời.
Điều 4: Nhiệm vụ của Viện
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1.1. Nghiên cứu định hướng khoa học quản trị cần và có trong hệ thống kinh tế quốc dân, kinh tế tập thể, cá thể.
4.1.2. Phối hợp với các đơn vị  khác, trường Đại học, Cao đẳng, Viện khác, nhằm đúc kết được những nguyên tắc quản lý khoa học hiệu quả nhất cho mỗi đơn vị quản trị, chung cho tất cả các ngành nghề, lãnh vực quy mô.
4.2. Nhiệm vụ dịch vụ:
4.2.1. Từ những nguyên tắc quản trị khoa học được đúc kết có hiệu quả nhất ở điều 4.1.2 sẽ tổ chức phổ biến, giảng dạy, thực hiện tại các đơn vị quản trị.
4.2.2. Trong quá trình thực hiện sẻ hợp tác liên kết với các đơn vị giáo dục, khoa học, sản xuất để rút tỉa thêm kinh nghiệm đã đúc kết, lý luận về công việc quản trị.
4.3. Nhiệm vụ sản xuất:
4.3.1 Áp dụng các dây chuyền công nghệ năng lượng mặt trời trong và ngoài nước. Thử nghiệm lại, thực hiện lại, sản xuất thử, sản xuất đại trà.
4.3.2. Phân phối sản phẩm, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.
4.3.3. Liên kết với các đơn vị nghiên cứu hoặc kinh doanh khác trong hoặc ngoài nước để trao đổi khoa học, công nghệ, sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
 
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 5: Thể thức bổ nhiệm và miễn nhiệm
5.1. Bổ nhiệm:
5.1.1. Bổ nhiệm một nhân sự vào một chức danh nếu nhân sự đó có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ và quyền hạn của chức danh đó.
5.1.2. Nếu thời gian làm việc của nhân sự còn ít chưa thể bộc lộ hẳn phẩm chất – năng lực, thì tạm bổ nhiệm tạm thời nhân sự đó vào chức danh đang cần. Khi có nhân sự khác đáp ứng thì sẽ bổ nhiệm chính thức.
5.2. Miễn nhiệm:
5.2.1. Miễn nhiệm nhân sự khi phẩm chất và năng lực chưa đáp ứng yêu cầu của chức danh đó.
5.2.2. Nếu nhân sự làm sai trái, vi phạm điều lệ, vi phạm các quy định của Viện thì tùy theo mức độ sẽ góp ý, nhắc nhở cảnh cáo hoặc cho thôi việc.
5.2.3. Các trường hợp phức tạp thì tham khảo theo luật lao động nước CHXHCN để giải quyết thỏa đáng.
Điều 6: Bộ phận cấu thành của Viện
6.1. Viện bao gồm: Hội đồng Sáng lập, Hội đồng Quản Trị, Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học.
6.2. Hội đồng Sáng lập: Có 3 thành viên gồm 1 Chủ tịch và 2 ủy viên.
6.2.1. Hội đồng sáng lập không thay đổi thành phần nhân sự kể từ khi thành lập và tồn tại đồng thời với sự tồn tại của Viện.
6.2.2. Khi Viện không còn hoạt động nữa thì Hội đồng Sáng lập vẫn còn tên gọi  và chức danh.
6.2.3. Hội đồng Sáng lập là tập thể có quyền hạn cao nhất Viện, do Chủ tịch Hội đồng Sáng lập đứng đầu.
6.2.4. Hội đồng Sáng lập có một điều lệ tổ chức hoạt động, bản quy định chung để Hội đồng Quản trị, Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học căn cứ vào đó định hướng công việc thuộc Viện.
6.3. Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị gồm một Chủ tịch và hai ủy viên,
6.3.1. Hội đồng Quản trị được thành lập sau khi có Hội đồng Sáng lập. Ở giai đoạn đầu. Hội đồng Quản trị gồm những thành viên có đóng góp vốn và được chủ tịch Hội đồng Sáng lập chuẩn y.
6.3.2. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 2 năm. Sau gần 2 năm, đại hội thành viên sẽ bầu lại Hội đồng Quản trị mới với sự chuẩn y của Chủ tịch HĐQT.
Khi Viện phát triển rộng lớn thì HĐQT sẽ là 5 thành viên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Quản trị
6.3.3. Thành lập và triển khai phươn hướng phát triển của Viện theo định hướng của Hội đồng Sáng lập.
6.3.4. Quyết định tăng giảm số vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động vốn.
6.3.5. Quyết định lương, lợi ích tinh thần và vật chất đối với Viện Trưởng, kế toán trưởng của Viện.
6.3.6 Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phân chia lợi nhuận hoặc xử lý thâm hụt.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
6.3.7. Triệu tập các phiên họp Hội đồng Quản trị, các phiên họp thành viên.
6.3.8. Giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị.
6.3.9. Ký các văn bản trong phạm vi Hội đồng Quản trị.
6.3.10. Đề xuất bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Viện Trưởng.
6.3.11. Tham khảo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập, Viện Trưởng, các thành viên Hội đồng Sáng lập.
 
Thành viên Hội đồng Quản trị
6.3.12. Chủ tịch Hội đồng Quản trị và mỗi thành viên của Hội đồng Quản trị được hưởng lợi nhuận tương ứng vốn góp sau khi trả chi phí, lãi vay, thuế và các nghĩa vụ khác.
6.3.13. Thành viên Hội đồng Quản trị được tham dự họp, thảo luận, biểu quyết kiến nghị các vấn đề thuộc về Hội đồn Quản trị.
6.3.14. Thành viên Hội đồng Quản trị đóng góp vốn, tuân thủ các quy định của Hội đồng Sáng lập, tuân thủ điều lệ, tuân thủ các quyết định của Hội đồng Quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Kiểm soát viên Hội đồng Quản trị
6.3.15. Kiểm tra, kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo khoa học kỹ thuật, chương trình tài liệu của Viện Trưởng lên Hội đồng Quản trị quy định 2 lần vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hằng năm.
Điều 7: Hội đồng Điều hành:
7.1.1. Hội đồng Điều hành là bộ phận hành chính của Viện gồm có Viện Trưởng, phụ tá, kế toán, thủ quỹ và các nhân viên khác.
7.1.2. Cơ cấu của Hội đồng Điều hành do Viện Trưởng đề xuất lên Hội đồng Sáng lập và Hội đồng Quản trị. Cơ cấu này chỉ được triển khai sau khi Chủ tịch Hội đồng Sáng lập chuẩn y.
7.1.3. Cán bộ, nhân viên Hội đồng Điều hành có thể là chính nhiệm hoặc kiêm nhiệm. Muốn trở thành chính nhiệm phải qua thời gian làm việc có hiệu quả và được Chủ tịch Hội đồng Quản trị chuẩn y theo đề xuất của Viện Trưởng.
7.1.4. Hội đồng Điều hành phụ trách tất cả công việc hành chính, tài chính, đối nội, đối ngoại.
7.1.5. Cán bộ nhân viên Hội đồng Điều hành tuân thủ theo điều động, chỉ đạo của Viện Trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện Trưởng.
7.2 Viện Trưởng:
7.2.1. Viện Trưởng do chủ tịch Hội đồng Quản trị đề cử, có sự chuẩn y của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập.
7.2.2. Viện Trưởng là người đứng đầu Hội đồng Điều hành, điều hành hoạt động hàng ngày của Viện và là người đại diện pháp luật của Viện, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Sáng lập, Hội đồng Quản trị và pháp luật về tất cả các hoạt động của Viện.
7.2.3. Viện Trưởng có thể vừa là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị vừa là Chủ tịch Hội Đồng Sáng lập hoặc là thành viên của hai tập thể lãnh đạo này.
7.2.4. Nhiệm kỳ làm việc của Viện Trưởng là 5 năm.
7.3. Nhiệm vụ của Viện Trưởng:
7.3.1. Làm việc đúng chức năng vì quyền lợi vật chất, tinh thần, uy tín, tồn tại và phát triển của Viện.
7.3.2. Không lạm dụng chức vụ làm thiệt hại tài sản, tài chính, uy tín của Viện.
7.3.3. Bảo quản, bảo mật khoa học, kỹ thuật, tài chính của Viện.
7.3.4. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn (1năm) và dài hạn (5 năm, 10 năm) của Viện. Ban hành quy chế hoạt động hàng năm và lâu dài của Viện.
7.3.5. Báo cáo hoạt động tài chính Viện lên Hội đồng Quản trị vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm dương lịch.
7.4. Quyền hạn của Viện Trưởng.
7.4.1. Điều động cán bộ, nhân viên của Viện thực hiện và tổng kết kế hoạch theo mục tiêu, chỉ tiêu.
7.4.2. Tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thuộc Viện trừ các chức danh thuộc Hội đồng Sáng lập, Hội đồng Quản trị.
7.4.3. Đề xuất mức lương của cán bộ nhân viên lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị và thi hành sau khi được duyệt.
7.4.4. Kiến nghị các phương án sử dụng vốn, lợi nhuận, thâm hụt.
 
 
Điều 8: Hội đồng Khoa học:
8.1.1. Hội đồng Khoa học là tập thể những nhà khoa học bao gồm Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học được tập trung để hoạt động khoa học, kỹ thuật, giảng dạy.
8.1.2. Hội đồng Khoa học do một người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Khoa học, phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học do Viện Trưởng chỉ định, phụ tá cho Chủ tịch HĐKH.
8.1.3. Hội đồng Khoa học trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên.
8.1.4. Hội đồng Khoa học nghiệm thu thẩm định luận án, tiểu luận.
8.1.5. Hội đồng Khoa học hướng dẫn thực hiện các dự án khả thi.
8.1.6. Hội đồng Khoa học liên kết hoạt động với các nhà khoa học, kỹ thuật, giáo dục trong, ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm về Khoa học kỹ thuật.
8.1.7. Hội đồng Khoa học định hướng, nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất thử, rút kinh nghiệm, lý luận từ thực tiễn.
8.2. Chủ tịch Hội đồng Khoa học:
8.2.1. Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học do Viện Trưởng bổ nhiệm và được Chủ tịch Hội đồng Quản trị chuẩn y, chịu trách nhiệm trước Viện Trưởng.
8.2.2. Chủ tịch Hội đồng Khoa học điều động toàn bộ hoạt động Khoa học kỹ thuật, đào tạo theo lệnh của Viện Trưởng.
8.2.3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học là 2 năm.
CHƯƠNG IV
CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT, VỐN – TÀI CHÍNH
Điều 9: Tên gọi
9.1 Tổng số vốn huy động là 1.500.000.000 đồng ( một tỷ năm trăm triệu đồng ) trong đó:
Vốn cố định là 1.200.000.000 đồng ( một tỷ hai trăm triệu đồng )
Vốn lưu động là 300.000.000 đồng ( ba trăm triệu đồng )
9.2. Việc huy động vốn là do Chủ tịch Hội đồng Quản trị quyết định.
Lưu ý: Số liệu trong mục 9.1 là số liệu đăng ký lúc thành lập, năm 2005; số liệu này nay đã thay đổi, chưa cập nhật. 
Điều 10: Sổ sách đăng ký
Các loại sổ sách được thiết lập đầy đủ khoa học phản ánh hoạt động của Viện.
Các loại sổ về tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản, khoa học – kỹ thuật, kế hoạch hoạt động là tài sản của Viện.
Điều 11: Chuyển nhượng vốn góp
Thành viên có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau:
11.1. Ưu tiên chuyển nhượng cho Viện, cho các thành viên khác của Viện.
11.2. Chỉ chuyển nhượng lại cho người ngoài Viện nếu Viện hoặc các thành viên của Viện không mua.
Điều 12: Tăng giảm vốn điều lệ
Có nhiều cách tăng giảm vốn điều lệ
12.1. Tăng vốn góp của thành viên.
12.2. Tăng giá trị mỗi cổ phiếu đã đóng góp vào Viện để phù hợp giá trị tài sản, vật chất và tinh thần của Viện.
12.3. Nhận thêm vốn của thành viên mới.
Điều 13: Kế toán tài chính:
13.1 Năm tài chính của Viện bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.
13.2. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày Viện đăng ký hoạt động cho đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch đầu tiên.
13.3 Vào ngày 25/6 và 25/12 hàng năm, bộ phận tài chính của Viện sẽ có báo cáo tài chính lên Viện Trưởng và Hội đồng Quản trị.
13.4. Sổ sách của Viện đầy đủ, đúng quy định của cơ quan đăng ký, của pháp luật.
13.5. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Viện gửi báo cáo tài chính đến cơ quan đăng ký hoạt động.
Điều 14: Phân chia lợi nhuận, thâm hụt:
14.1. Hàng năm sau khi trả chi phí, thanh toán nợ, tiền vay, lãi vay, hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế (nếu có). Viện sẽ chia lãi thâm hụt, lỗ lãi tỷ lệ thuận với vốn góp.
14.2. Quỹ dự phòng:
Quỹ dự phòng có được do trích 5% lãi ròng hàng năm.
14.3. Quỹ phúc lợi khen thưởng được:
Trích từ 5% lãi ròng hàng năm.
14.4. Quỹ phát triển được trích từ:
10% lãi ròng hàng năm.
14.5. Cuối mỗi năm tài chính Chủ tịch HĐQT, Viện  Trưởng, Kế toán trưởng, trích 5% tổng lợi nhuận sau thếu cho Hội đồng Sáng lập.
 
CHƯƠNG V
GIẢI THỂ VIỆN
Điều 15: Thành lập Viện
15.1 Viện được thành lập do Hội đồng Sáng lập cùng với các thành viên đóng góp vốn đầu tiên.
15.2. Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ đầu được thành lập do sự chỉ định của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập. Hội đồng Quản trị có nhiệm kỳ 2 năm.
15.3. Hội đồng Sáng lập có giá trị vĩnh viễn về chức danh. Quyền lợi tinh thần vật chất của Hội đồng Sáng lập tồn tại theo sự tồn tại của Viện và quy định của Hội đồng Sáng lập.
15.4. Viện là một pháp nhân tồn tại độc lập có con dấu, tài khoản riêng, tự quyết định sự tồn tại và chấm dứt của Viện.
15.5. Nếu có vấn đề phức tạp thì căn cứ vào luật phá sản để giải quyết theo pháp luật.
 
Điều 16: Giải thể, thanh lý tài sản của Viện
Viện được giải thể do một trong các trường hợp sau:
16.1. Theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập.
Chủ tịch Hội đồng Sáng lập quyết định sau khi nghe và đọc báo cáo của Chủ tịch Hội đồng Quản trị và của Viện Trưởng.
16.2. Khi giải thể Viện tiến hành làm đúng các thủ tục giải thể theo đúng pháp luật; thanh lý tài sản, tiền vay, tiền vốn, tiền lãi của Viện.

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17: Hiệu lực của điều lệ
17.1. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày Viện đăng ký hoạt động (sau khi được cấp phép).
Điều 18: Thể thức sửa đổi và bổ sung điều lệ
18.1. Những vấn đề chưa nêu được trong bản điều lệ này sẽ được điều chỉnh khi có văn bản điều chỉnh của luật khoa học và công nghệ, các văn bản pháp luật có liên quan.
18.2. Việc sửa đổi, bổ sung bản điều lệ sẽ theo quy trình đóng góp ý kiến từ thành viên đến Hội đồng Quản trị, Hội đồng Sáng lập. Chủ tịch Hội đồng Sáng lập là người quyết định cao nhất, trước khi đăng ký tại cơ quan đăng ký thành lập.
Điều 19: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
19.1. Mọi tranh chấp nếu có phải thông qua các bước hòa giải thương lượng ở từng bộ phận. Hội đồng Điều hành (Viện Trưởng), Hội đồng Quản trị (Chủ tịch Hội đồng Quản trị), Chủ tịch Hội đồng Sáng lập. Chủ tịch Hội đồng Sáng lập là người quyết định cuối cùng.
19.2. Nếu sự việc phức tạp, vượt quá phạm vi của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập thì được giải quyết tại tòa án.
 
 
Điều  20: Điều khoản cuối cùng
20.1. Bản điều lệ này đã được thông qua các bộ phận cấu thành Viện và được Chủ tịch Hội đồng Sáng lập chuẩn y.
20.2. Bản điều lệ này có 6 chương, 20 điều được đánh máy thành 09 bản có giá trị như nhau và được lưu giữ để thực hiện như sau:
            - Cơ quan đăng ký             : Lưu một bản
            - Cơ quan thuế                   : Lưu một bản
            - Cơ quan Công an            : Lưu một bản
            - Hội đồng Sáng lập           : Lưu một bản
            - Hội đồng Quản trị           : Lưu một bản
            - Hội đồng Điều hành        : Lưu một bản
            - Hội đồng Khoa học         : Lưu một bản
20.3. Sự sao chép bản điều lệ phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập mới có giá trị.
            Bản điều lệ này được thông qua ngày 15 – 5 – 2005.
 
                                                                                  CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP
 
 
                                                                                       Tiến sĩ Sông Thu Bùi Văn Bảy