02:28 EDT Thứ bảy, 27/07/2024

Menu

Bản đồ Việt Nam

Album ảnh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 33

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1360

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 110369

Thông tin

CÁC QUỐC GIA CÓ TRỮ LƯỢNG ĐẤT HIẾM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Thứ hai - 31/07/2023 04:44
 
CÁC QUỐC GIA CÓ TRỮ LƯỢNG ĐẤT HIẾM
HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Đất hiếm là chất liệu vô cùng cần thiết để chế tạo ra các sản phẩm siêu tân tiến.
Hiện nay, thế giới đang cần công nghệ đặc biệt để sản xuất đất hiếm một cách an toàn và hiệu quả. Khai thác đất hiếm có thể để lại nhiều chất thải độc hại cho sức khỏe con người và cho môi trường sống.
Trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu là có giới hạn. Một số nước có trữ lượng đất hiếm nhiều mà không có khả năng sản xuất an toàn và bảo vệ môi trường tốt, một số nước có khả năng sản xuất an toàn và bảo vệ môi trường tốt lại không có đủ trữ lượng đất hiếm.
Chúng tôi xin trích dịch bài viết và điều chỉnh một số chỗ trong bài viết của Melissa Pistilli trên Investing News Network ngày 16 tháng 6 năm 2021 cho độc giả dễ đọc. Chân thành cám ơn Melissa Pistilli và quý độc giả.
Tiến sĩ BÙI SÔNG THU- VIỆN TRƯỞNG Viện Trưởng Viện khoa học quản trị Phương Nam:
TRỮ LƯỢNG ĐẤT HIẾM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Tôi, Melissa Pistilli, không có lợi ích đầu tư trực tiếp bất cứ công ty nào đã đề cập trong tạp chí này.
I, Melissa Pistilli, had no direct investment interest in any company mentioned in this articles.
Năm 2020 ghi nhận tích cực về mảng (sector) khai thác đất hiếm. Các kỳ vọng cho nhu cầu cao hơn và cung cấp nhanh hơn đã kết hợp tạo ra một cái nhìn lạc quan về tương lai của đất hiếm. Kim loại đất hiếm neodymium và praseodymium là các điểm sáng khi quan tâm đến các sản phẩm công nghệ cao, gia tăng sự chú ý từ các công ty và nhà đầu tư.
Với lo lắng nâng lên về chuỗi cung ứng nguyên tố đất hiếm, tạo nên sự quan tâm là những nước nào có dự trữ đất hiếm cao nhất.
Có nước khai thác đất hiếm hàng đầu thế giới và nắm giữ trữ lượng nhiều, trong khi có một số nước sản xuất đất hiếm ít lại có trữ lượng nhiều.

Với tổng quan về dự trữ đất hiếm ở các nước, nhận ra rằng có 7 nước có trữ lượng đất hiếm hàng đầu, trên một triệu tấn được ghi nhận ở đây. Thông tin về trữ lượng đất hiếm này được lấy ra từ báo cáo của Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey) năm 2021 về đất hiếm. 
(1)- TRUNG QUỐC: Trữ lượng 44 triệu tấn (CHINA: Reserves 44 million MT)
Trung Quốc (TQ) có trữ lượng cao nhất về khoáng sản đất hiếm, vào 44 triệu tấn. TQ cũng là nhà sản xuất đất hiếm dẫn đầu vào năm 2020 bởi một cú sút xa, đưa vào 140.000 tấn.
Mặc dù ở vị trí hàng đầu, TQ vẫn duy trì tập trung bảo đảm rằng trữ lượng của họ duy trì nâng cao. Quay về năm 2020, quốc gia Á Châu này tuyên bố rằng trữ lượng đất hiếm của họ đang suy giảm (declining), và tuyên bố rằng sẽ nâng trữ lượng nội địa lên bằng cách thiết lập cả hai kho dự trữ (stockpiles) thương mại và quốc gia.
  (2)- VIỆT NAM: Trữ lượng 22 triệu tấn (VIETNAM: Reserves 22 million MT)
Mỏ đất hiếm điểm ở Việt Nam (VN) đã sản xuất được 1.000 tấn nguyên tố đất hiếm vào năm 2020, như vậy là tăng lên 66% so với đầu ra là 400 tấn vào năm 2018.
Trữ lượng đất hiếm của VN đứng hạng 2 trên thế giới, ở mức 22 triệu tấn.
VN báo cáo đã nắm giữ nhiều mỏ khoáng sản đất hiếm tập trung ở biên giới Đông Bắc với TQ và dọc theo tuyến biển phía Đông. Đa số đất hiếm trong nước có thể được tìm thấy trong các mỏ quặng nguyên sinh (primary ore deposits) với một lượng nhỏ hơn nằm trong các mỏ sa khoáng ven biển (a smaller amount located in coastal placer deposits).
Tuy vậy, VN đang quan tâm đến xây dựng năng lực về năng lượng sạch, sẽ sản xuất đất hiếm nhiều hơn trong điều kiện an toàn và giữ môi trường trong sạch.
 
 (3)- BRAZIL: Trữ lượng 21 triệu tấn (BRAZIL: Reserves 21 million MT)
Brazil không phải là nước sản xuất đất hiếm hàng đầu với tốc độ sản xuất chỉ 1.000 tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, với trữ lượng 21 triệu tấn, nước này đứng hàng thứ 3 toàn cầu.
Một mỏ đất hiếm giá trị 8.4 triệu đô la Mỹ được tìm ra vào năm 2012 ở Brazil; mặc dù không nhiều nhưng đã được khám phá ra (not much has come out of the discovery). Điều đó, dễ hiểu rằng dự trữ của nước này là khá cao.
(4)- NGA: Trữ lượng 12 triệu tấn (RUSSIA: Reserves 12 million MT)
Nga sản xuất 2.700 tấn đất hiếm vào năm 2020, nhiều hơn Brazil và VN, nhưng trữ lượng của Nga thấp hơn 12 triệu tấn. Chính phủ Nga mới đây thông báo kế hoạch đầu tư 1.5 tỷ đô la Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc trong thị trường đất hiếm.
(5)- ẤN ĐỘ: Trữ lượng 6.9 triệu tấn (INDIA: Reserves 6.9 MT)
Trữ lượng đất hiếm của Ấn Độ ngồi ở 6.9 triệu tấn, và Ấn Độ sản xuất 3.000 tấn đất hiếm vào năm 2020. Tuy nhiên, có những lý do để tin tưởng rằng ngành công nghiệp đất hiếm của nước nầy có tiềm năng. Ấn Độ có gần 35% bãi biển và mỏ khoáng sản cát của thế giới, đó là nguồn đất hiếm đáng kể.
(6)- ÚC ĐẠI LỢI (ÚC): Trữ lượng 4.1 triệu tấn (AUSTRALIA: Reserves 4.1 million MT)

Khai thác đất hiếm tại mỏ núi WELD, Australia.
 
ÚC là nước khai mỏ đất hiếm lớn hàng thứ tư, với sản lượng 27.000 tấn vào năm 2020.
Úc có trữ lượng đất hiếm lớn, đứng hàng thứ 6 trên thế giới với 4.1 triệu tấn.
Đất hiếm chỉ được khai thác mỏ ở Úc vào năm 2007, nhưng chiết suất được kỳ vọng gia tăng lên phía trước- LYNOS đang hoạt động tại mỏ núi WELD và nhà máy tập trung trong nước; nó cũng hoạt động một nhà máy chế biến và lọc đất hiếm tại Mã Lai (Malaysia). Công ty được xem là nhà cung cấp đất hiếm không thuộc người Hoa lớn nhất thế giới (world’s largest non-Chinese rare earths supplier).
 
 
 
(7)- Hoa Kỳ và GREENLAND: Trữ lượng 1.5 triệu tấn (United States and Greenland: Reserves 1.5 million MT)

Khai thác đất hiếm tại mỏ núi PASS, California, Hoa Kỳ
Hoa Kỳ (HK) và Greenland gồm chung trữ lượng đất hiếm hàng thứ 7. HK báo cáo đầu ra đất hiếm cao lớn thứ hai với 38.000 tấn vào năm 2020. Chinh phủ mới được bầu của Greenland điều hành trên một nền tảng bao gồm việc hủy bỏ các dự án khai thác đất hiếm duy nhất và gây tranh cãi cao của quốc đảo nầy.
Hiện nay HK đang khai thác đất hiếm tại mỏ núi PASS của bang California. Vào tháng 2 năm 2021, Tổng Thống Joe Biden đã ký một đạo luật hành pháp độc quyền nhằm xem xét thiếu sót (short comings) trong dây chuyền cung cấp đất hiếm nội địa của HK, các thiết bị thuốc men, chip máy tính và các tài nguyên quan trọng khác. Tháng tới, Bộ năng lượng HK (U.S. Department of Energy) công bố một sáng kiến 30 triệu đô la Mỹ để nghiên cứu và bảo đảm nguồn cung cấp nội địa về đất hiếm và kim loại làm pin (battery metals) như Cobalt và Lithium.
 
 (8)- Trữ lượng đất hiếm toàn cầu (Global rare earths reserves)
Tổng cộng, số trữ lượng đất hiếm toàn cầu lên đến 120 triệu tấn. Với nhu cầu về khoáng chất đất hiếm tràn lan khi cường điệu về xe cộ điện tử và các sản phẩm công nghệ cao khác tiếp tục trong mảng khai thác mỏ, nó sẽ được quan tâm tìm hiểu thế nào về các nước ở trên đóng góp cung cấp trong tương lai./.
Trở về

Những tin cũ hơn