02:36 EDT Thứ bảy, 27/07/2024

Menu

Bản đồ Việt Nam

Album ảnh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 35

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1362

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 110371

Nghiên cứu, tư vấn

Chiến lược phát triển kinh tế biển gắn liền quốc phòng trên biển

Thứ hai - 23/06/2014 11:35
GÓP Ý THEO ĐỀ XUẤT CỦA ANH NGUYỄN TAM PHÙ SA (đt 0918842885), thuộc Văn phòng đại diện phía Nam của báo Quảng Nam. Địa chỉ 29 Nguyễn Văn Tố, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM, đt 0854340462.
Email: vpddbqn@yahoo.com- Fax: 0854086961
 
 
 
                               Kính gửi:   Anh Nguyễn Tam Phù Sa,
                                                  Văn phòng đại diện phía Nam của báo Quảng Nam
 
Ngày 18/9/2010 qua trao đổi miệng, biết được ý định anh mời tôi góp ý về “ Báo cáo chính trị” của Tỉnh Ủy Quảng Nam. Đây là niềm tự hào bất ngờ, ngoài suy nghĩ của tôi.
Là người con của xứ Quảng Nam, song tôi xa quê nội lúc 6 tuổi, xa xứ Quảng nay đã đúng 41 năm. Sau ngày thống nhất đất nước, thỉnh thoảng tôi có về quê đôi ba ngày để thăm người thân trong gia đình, chứ chưa có dịp thăm quê hương, nay đã phát triển và đổi mới rất nhiều.
 
Việc góp ý cho dự thảo BÁO CÁO CHÍNH TRỊ của Tỉnh Ủy Quảng Nam là việc vô cùng trọng đại, không thể đọc qua quít, suy nghĩ vội vàng, chưa có định hướng đúng mà góp ý thì thật là một sai lầm.
 
Chỉ vỏn vẹn có 2 ngày để đọc Báo cáo chính trị, trong lúc đang bận rộn thực hiện những công việc dang dở, làm sao có đủ thời gian để có thể đọc, nghiền ngẫm và thấm thấu các nội dung của Báo cáo được. Tôi có một cách sau đây và làm theo cách nầy:
 
1. Hiện giờ, cấp bách quá nên chưa đọc dự thảo, sẽ dành thời gian tốt nhất để đọc
    dự thảo Báo cáo chính trị sau.
2. Suy nghĩ và ghi ngay một số vấn đề xây dựng quê hương, gửi cho anh. Đây
    là cách góp ý rất nhiệt tình và nhanh chóng nhất.
 
                                          Tôi có hai suy nghĩ:
 
  1. Suy nghĩ về quốc phòng:
         “Thông qua phát triển kinh tế biển, củng cố quốc phòng trên biển”
 
Đất nước ta có một bờ biển dài hơn 3.200km, trải dài từ Bắc xuống Nam, đến tận Vịnh Thái Lan, nhìn ra Biển Đông, với thềm lục địa bao la nhiều tài nguyên dưới lòng đất, tiếp cận Thái Bình Dương, nơi giao thông hàng hải quốc tế.
Vùng cận duyên có nhiều quần đảo, nhiều đảo lớn sát đất liền như Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Bà, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Cù lao Chàm, Thổ Chu, Phú quốc, xa hơn một chút có Côn Sơn… Ngòai ra ở khơi xa Trung Trung Bộ, Nam Trung bộ VN  còn có 2 quần đảo lớn, viễn tiêu là Hoàng Sa, Trường Sa. Do đó Hải quân Việt Nam, trong đó có Hải quân các tỉnh miền Trung phải đủ mạnh để có thể giữ vững hải phận, tài nguyên trên dưới biển, không phận biển của tổ quốc.
 
Trong kháng chiến, ta đã tận dụng có hiệu quả tối đa chiến tranh nhân dân trên đất liền, nay ta thử vận dụng chiến tranh nhân dân trên biển. Có nhiều phương cách thực hiện trên biển, ở đây tôi chỉ đưa ra một phương cách:
Đó là “Thông qua phát triển kinh tế biển, củng cố quốc phòng trên biển” .
 
- Khuyến khích mỗi hộ gia đình Hải quân, nếu muốn tham gia đánh bắt hải sản trên biển thì cung cấp cho nguồn kinh phí lớn; mỗi hộ ngư dân muốn đánh bắt xa bờ thì cấp kinh phí (3 tỉ đồng VN trở lên/1 hộ, hoăc tính theo đầu người). Cứ 10, 20 hoặc 30 hộ thì trang bị một chiếc tàu sắt lớn đánh bắt hải sản. Mở rộng lớn hơn, thành lập những đoàn tàu sắt đánh bắt hải sản xa bờ, sơ chế xuất khẩu ngay trên biển. Việc xuất khẩu hải sản này được hoàn toàn miễn thuế.
- Dân muốn ra đảo ở thì tạo điều kiện để dân có chỗ học tập, sản xuất, phát triển đàng hòang.
- Khuyến khích các tư nhân đầu tư thành lập Công Ty, lên dự án đánh bắt, chế biến, hải sản. Đánh thuế nhẹ cho ngành sản xuất này.
- Khuyến khích các tập đòan thành lập các Tổng Công Ty (tự giác thành lập, không gò ép, vay vốn ưu đãi) sửa chữa, đóng mới các tàu sắt đánh bắt xa bờ, tàu trục vớt hàng hải, dài ngày, hiện đại.
- Khuyến khích quốc nội và quốc tế đầu tư du lịch đường biển. Nâng cao mức sống, tổ chức lại lối sống của người dân trên các đảo, các phố cảng.
- Củng cố tổ chức, hiện đại hóa các tàu và phương tiện cứu hộ trên biển .
 
Cần rút kinh nghiệm sâu sắc về thất bại của SEAPRODEX, VINASHIN. Một thời gian rất dài trước đây SEAPRODEX phát triển rất mạnh. Bên cạnh Tổng Công Ty SEAPRODEX có những đội tàu sắt đánh hải sản xa bờ như Chiến Thắng, Côn Đảo,… nay bị mờ nhạt(!?).
 
Tóm lại, theo tôi cần phải tái lập vững mạnh ngành hàng hải, ngư nghiệp, đánh bắt, nuôi cấy, chế biến hải sản; đóng và sửa chữa các lọai tàu, các kích cỡ tàu biển, du lịch biển, đời sống cư dân trên đảo, v.v...Không những Quảng Nam mà các tỉnh, thành phố ven biển cũng nên chọn lọc, đầu tư theo phương cách nầy.
 
II. Suy nghĩ về kinh tế miền núi phía Tây Quảng Nam:
 
Vùng sơn cước và trung du phía Tây của Quảng Nam đã chiếm hết 80% diện tích tòan tỉnh. Do đó phải quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của vùng này.
 
Trong kháng chiến, rừng núi phía Tây Quảng Nam là hậu cứ lớn, ổn định cho Cách mạng hồi sức, tái tổ chức, phát triển sau những thất bại ở vùng đồng bằng, đô thị .
Người dân tộc đã đóng góp rất nhiều công sức cho Cách mạng như đi bộ đội, thanh niên xung phong, gùi thồ tải đạn, dân công chiến trường. Họ có tinh thần đòan kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh.
 
Nửa triệu ha núi rừng, đó là quê hương, là nơi sinh sống của các dân tộc anh em Cà Tu, Ba Na, Cor, Xơ Đăng, Ca Dong, Xe Teng, Mu Nâm, Ve, Tà Riềng, Bhơ Noong. Các dân tộc ở đó có cuộc sống cộng đồng, tồn tại cùng thiên nhiên hàng ngàn năm. Từng làng, buôn đã biết sử dụng luật tục để tự quản trong công viêc khai thác núi rừng sinh sống. Cơ cấu tổ chức, điều hành của làng bao gồm Già làng cùng với Hội đồng già làng là những người có tuổi cao, phẩm chất tốt, nhiều kinh nghiệm.
 
Nhiều thập kỷ qua, kể từ khi đất nước được hòa bình thống nhất, 1975, do quá nóng vội với việc cho dân định cư để sớm phát triển vùng rừng núi, nên ta đã thành lập nhiều Liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp, sau đó giải thể các liên hiệp nầy, và  thay bằng các nông trường, lâm trường, khu rừng cấm quốc gia.
 
Từ ngàn xưa, cuộc sống chung của toàn bộ buôn làng, mọi măt chỉ dựa trên những sản phẩm từ luân canh đất rừng phù hợp với tự nhiên. Thế mà, thời gian mấy thập kỷ qua, nguời dân tộc tại chỗ không có quyền quyết định việc sử dụng đất rừng, dẫn đến nguồn kinh tế của họ bị xáo trộn, thiếu ăn.Vì vây họ quay lưng lại với những chủ trương, kế hoạch nóng vội, chưa thích hợp với qui luật sử dụng đất rừng. Nạn đào núi  ngang dọc tìm quặng dẫn đến lỡ núi; cây rừng bị chặt phá bừa bãi đến nỗi trong mùa lụt trôi xuống chất đầy cả bờ sông, dân cũng thờ ơ.
 
Nên nghiên cứu giao đất lại cho Hội đồng già làng của buôn làng để họ tự quản lý, đồng thời lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân làng. Dân làng tự hồi phục kinh tế để có cái ăn, cái mặc; từ đó cộng đồng sở hữu, cộng đồng cư trú, cộng đồng văn hóa được hồi phục.
Việc lãnh đạo của Đảng, quản lý của cán bộ có hiểu biết về văn hóa người dân tộc là vô cùng cần thiết. Chúng ta nên dồn sức triển khai mạng lưới đường giao thông huyết mạch, y tế, giáo dục- đào tạo. Đó là những phát triển then chốt và căn bản.
Phát triển kinh tế vùng rừng núi Quảng Nam, kinh tế tỉnh Quảng Nam cần có sự kết hợp đồng bộ với Hạ Lào- Đông Bắc Kampuchea- Thái lan, Quảng Ngãi, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Huế và các cảng biển trong vùng.Từ đó sẽ tạo nên một khu vực lưu thông phân phối, sản xuất tiêu dùng rộng lớn, mới thay đổi được diên mạo của quê hương.
 
                                                                          TP.HCM, ngày 21.9.2010
 
 
 
 
 
                                                                              TS. BÙI SÔNG THU
                                                      Viện Trưởng Viện Khoa học quản tri Phương Nam

Tác giả bài viết: TS. Bùi Sông Thu

Trở về

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn