19:33 EDT Thứ ba, 10/09/2024

Menu

Bản đồ Việt Nam

Album ảnh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 33

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 315

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 112809

Nghiên cứu, tư vấn

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt 2022, ASEAN-Hoa Kỳ, Tuyên bố tầm nhìn chung.

Thứ bảy - 29/07/2023 00:09
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt 2022, ASEAN-Hoa Kỳ, Tuyên bố tầm nhìn chung.
13 tháng 5, năm 2022; TUYÊN BỐ VÀ PHÁT HÀNH.
ASEAN-U.S. Special Summit 2022, Joint Vision Statement
MAY 13, 2022• STATEMENTS AND RELEASES
Chúng tôi, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và Hoa Kỳ tụ hội nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, được tổ chức lần đầu tiên tại Washington, D.C., vào 12-13 tháng 5, năm 2022. 1
Nhấn mạnh sự quan trọng về tuân thủ các nguyên tắc then chốt, các giá trị và chuẩn mực đã chia sẻ được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN, Tuyên bố về khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), Hiệp ước về Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiến chương Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Hiệp ước về vùng không vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ) và Quan điểm của ASEAN về Ấn độ dương-Thái Bình dương. 2
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường hòa bình cho hợp tác nâng cao hơn nữa và tăng cường các cầu nối hiện có về tình thân hữu giữa các đất nước phù hợp với các nguyên tắc về bình đẳng, quan hệ đối tác, tham vấn, và tôn trọng lẫn nhau, được hướng dẫn bởi các nguyên tắc của Tuyên bố hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) trên các nguyên tắc về các quan hệ lợi ích hỗ tương (Nguyên tắc Bali). 3
Ghi nhận rằng hợp tác của chúng ta là cần thiết cho ASEAN, cho Hoa Kỳ, và cho cộng đồng quốc tế rộng hơn, khởi đầu với đối thoại đầu tiên, ở Manila vào năm 1977, và lớn dần với ký kết của Hoa Kỳ về Hiệp ước về Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á; và với việc thiết lập sứ mệnh của Hoa Kỳ với ASEAN, ở Jakarta; và với nền tảng của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Hoa Kỳ. 4
Lưu ý rằng cả hai quan điểm của ASEAN về Ấn Độ dương-Thái Bình dương và Chiến lược Ấn Độ dương- Thái Bình dương của HK chia sẻ những nguyên tắc căn bản có liên quan trong việc thúc đẩy một kiến trúc khu vực mở, bao trùm, và dựa trên quy tắc, trong đó ASEAN là Trung tâm, các đối tác đồng hành chia sẻ những mục tiêu này. 5
Tái khẳng định cam kết được chia sẻ để tăng cường và xây dựng các mối quan hệ đối thoại  ASEAN-HK toàn diện hơn, điều đó là cần thiết cho ASEAN và HK, cũng như khu vực rộng lớn hơn và cộng đồng quốc tế, để tiếp tục thúc đẩy và duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực; để bảo đảm rằng các mối quan hệ duy trì thích ứng để đáp ứng những thách thức mới; và hợp tác một cách phù hợp trong các diễn đàn quốc tế và khu vực trong đó các quốc gia thành viên ASEAN và HK là các thành viên. 6
Tái khẳng định thêm cam kết được chia sẻ để duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao, mà không sử dụng đến các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế. 7
Chúng tôi tuyên bố ở đây (we hereby declare)
Khi chúng tôi kỷ niệm 45 năm các quan hệ đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ 2022, chúng tôi cam kết thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN- HK điều đó là có ý nghĩa, thực chất, và cùng có lợi tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-HK lần thứ 10 vào tháng 11 năm 2022. Chúng tôi mong đợi hoàn thành sớm tiến trình cần thiết. 8
  1. Chống đại dịch COVID-19, xây dựng an ninh sức khỏe tốt hơn, và cùng nhau hồi phục (Fighting the COVID-19 pandemic, building better health security, and recovering together).
1.1.Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực hồi phục và an ninh y tế sau đại dịch của ASEAN bằng cách tăng cường hệ thống và năng lực y tế của khu vực và quốc gia, như thông qua ASEAN-HK. Sáng kiến và cam kết tài trợ toàn cầu đầy đủ, mạnh hơn và bền vững cho phòng vệ đại dịch, chuẩn bị và ứng phó, kể cả hỗ trợ những nỗ lực không ngừng với Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong lúc chào đón sự hỗ trợ kéo dài bởi các Đối tác Đối thoại ASEAN thông qua những sáng kiến khác nhau, kể cả Quan hệ đối tác Vắc xin bộ Tứ (Quad Vaccine Partnership), chúng tôi duy trì cam kết dễ dàng hóa tiếp cận công bằng cho thuốc chữa bệnh và dịch vụ y tế an toàn, giá thích hợp, và chất lượng.
Chúng tôi cũng cam kết mở rộng khả năng chế tạo các sản phẩm y tế thiết yếu bền vững cho địa phương và khu vực, kể cả thông qua chuyển giao kiến thức về các điều khoản tự nguyện và hỗ tương được đồng ý và cung cấp trợ giúp kỹ thuật.
Chúng tôi cam kết đầu tư và tăng cường hệ thống y tế thông qua bảo hiểm sk phổ quát (Universal Health Coverage), đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu và tiếp cận dich vụ y tế thiết yếu, mở rộng và đào tạo lực lượng y tế làm nền tảng vững chắc cho sức khỏe và an ninh sức khỏe khu vực và toàn cầu. 9
  1. Tăng cường các ràng buộc và kết nối kinh tế (Strengthening Economic Ties and Connectivity).
2.1.Chúng tôi cam kết tiếp tục nâng cao tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững mạnh mẽ hơn, công bằng hơn, bao hàm hơn, kể cả thông qua thực hiện về sắp xếp khung thương mại và đầu tư ASEAN-HK và mở rộng kế hoạch làm việc các sáng kiến giao ước kinh tế, và thông qua tham gia kinh tế quan trọng của HK trong khu vực. 10
2.2.Chúng tôi cam kết làm việc để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của khu vực bằng cách xúc tác đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao, minh bạch, các-bôn thấp và phục hồi khí hậu nó nâng cao tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững đáp ứng tiêu chuẩn lao động quốc tế và bảo vệ môi trường được áp dụng. 11
2.3.Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác để thúc đẩy thương mại và đầu tư và dễ dàng hóa chuỗi cung cấp toàn cầu hồi phục và kết nối khu vực liền mạch, bao gồm hàng hóa thiết yếu như vật tư y tế, thuốc men, vắc xin, thực phẩm và nông sản, hàng hóa, sản phẩm công nghệ cao, và các nguồn cung cấp và dịch vụ thiết yếu, đóng góp cho hồi phục kinh tế bền vững và phục hồi trong khu vực. 12
2.4.Chúng tôi cũng làm sâu đậm thêm cộng tác về kết nối vận chuyển, bao gồm hàng không, trên bộ, hàng hải, và chương trình dễ dàng hóa vận chuyển để nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và hỗ trợ công nghệ mới nổi, kể cả xe điện. 13
2.5.Chúng tôi duy trì cam kết và đầu tư vào sự thịnh vượng và phát triển ở ASEAN và HK. Chúng ta sẽ đối tác tích cực việc thảo luận để tăng cường hệ thống quản trị khu vực và toàn cầu, và chúng tôi mong chờ tăng cường hợp tác hơn kể cả thông qua các sáng kiến hoặc khuôn khổ có liên quan của HK hoặc ASEAN. 14
2.6.Chúng tôi cam kết cải tiến năng lực an ninh mạng, thúc đẩy trình độ kỹ thuật số và bao trùm, và tăng cường khuôn khổ và chính sách nuôi dưỡng hiệu quả, đổi mới, truyền thông, dùng liên mạng an toàn và công bằng và thịnh vượng kinh tế trong lúc trao đổi quan điểm và kinh nghiệm về mối đe dọa mạng trên khôn khổ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật rằng bảo vệ dữ liệu cá nhân trong ánh sáng công nghệ mới nổi và dễ tổn thương của nó. 15
3. Thúc đẩy hợp tác hàng hải (Promoting Maritime Cooperation).
3.1.Chúng tội ghi chú Nghị quyết đại hội đồng Liên Hiệp quốc A/RES/75/239 nhấn mạnh trong lời mở đầu (Preamble), tính chất phổ biến và hợp nhất của UNCLOS 1982, và tái xác nhận rằng Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý trong đó mọi hoạt động trên đại dương và biển phải được thực hiện và có tầm quan trọng chiến lược như là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải, và sự toàn vẹn của nó cần được duy trì. 16
3.2.Chúng tôi cam kết nâng cao hợp tác trong lĩnh vực hàng hải thông qua cơ chế được ASEAN lãnh đạo. Chúng tôi lập kế hoạch rèn luyện các ràng buộc mới cũng như thúc đẩy hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, bao gồm các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, để cộng tác nhằm cải tiến nhận thức lĩnh vực hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, an ninh hàng hải, và để hạn chế đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo, và không được quy định (IUU) thông qua chia sẻ thông tin, thực hành và chuyên môn tốt nhất, cũng như trợ giúp kỹ thuật, nó sẽ bổ sung, và không trùng lặp cơ chế đang hiện có. Chúng tôi cũng cam kết tiếp tục các nỗ lực để bảo vệ, tái lập, và quản trị bền vững môi trường hàng hải. 17
3.3.Chúng tôi tận tâm duy trì hòa bình, an ninh, và ổn định trong khu vực, và bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, cũng như tự do hàng hải và hàng không và các sử dụng hợp pháp khác về biển được mô tả trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển UNCLOS 1982; và không cản trở thương mại hàng hải hợp luật pháp cũng như không quân sự hóa và tự kiềm chế trong hành vi hoạt động. 18
3.4.Chúng tôi ghi nhận các lợi ích khi có Biển Đông như là biển của hòa bình, ổn định, và thịnh vượng. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng các phương tiện thực hành nó có thể làm giảm sự căng thẳng và rủi ro về tai nạn, thiếu hiểu biết, và thiếu tính tóan. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của nắm vững việc xây dựng sự tự tin và các biện pháp phòng ngừa để nâng cao, giữa những cái khác, lòng tin và sự tin cậy giữa các bên. Chúng tôi tái khẳng định xa hơn nhu cầu theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước của LHQ về luật biển 1982 UNCLOS.19
3.5.Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố năm 1982 về ứng xử (DOC) của các bên ở Biển Đông (East Sea # South China Sea) trong toàn bộ. Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Chúng tôi hoanh nghênh xa hơn tiến trình kết luận sớm về một Quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước về luật biển 1982 (UNCLOS). 20
  1. Nâng cao kết nối người với người (Enhancing People-to-people connectivity).
4.1.Chúng tôi cam kết đầu tư phát triển vốn con người, trao quyền cho thanh niên và các nhóm dễ bị tổn thương hoặc bị gạt ra ngoài lề, và tăng cường các kết nối giữa các dân tộc chúng ta, giữa những người khác, hỗ trợ cho ngôn ngữ tiếng Anh, kỹ năng kỹ thuật số, Giáo dục và Đào tạo kỹ thuật và nghề (TVET) và đào tạo Khoa học, Công nghệ, Kỹ nghệ, và Toán (STEM) trong khu vực, bao gồm thông qua chương trình tỷ tương lai và sáng kiến của lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI). 21
4.2.Chúng tôi cam kết làm việc với các đối tác, bao gồm các công ty và trường Đại học, để gia tăng tiếp cận giáo dục trong lúc bổ sung sự cộng tác và trao đổi giữa các sinh viên và công nhân. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng cam kết trao quyền cho phụ nữ và thiếu nữ, thúc đẩy bình đẳng giới tính và công bằng thông qua sự tương tác được nâng cao trong các cơ chế được ASEAN lãnh đạo, bao gồm thông qua hỗ trợ cho các chương trình và sáng kiến về giới tính của ASEAN. Chúng tôi cũng cam kết nâng cao quyền của người khuyết tật thông qua hỗ trợ thực hiện kế hoạch tổng thể cho phép ASEAN (ASEAN Enabling Master plan) về lồng ghép các quyền của người khuyết tật. 22
5.  Hỗ trợ phát triển tiểu khu vực (Supporting Sub-Regional Development) 
5.1.Chúng tôi cam kết hỗ trợ vị trí trung tâm và thống nhất của ASEAN trong thúc đẩy phát triển tiểu khu vực. Chúng tôi cam kết thúc đẩy xa hơn sự ổn định, hòa bình, thịnh vượng, và phát triển bền vững về tiểu khu vực Mê Kông thông qua các sáng kiến theo quan hệ đối tác Mê Kông- HK (MUSP), điều này bổ túc cho những người bạn của sông Mê Kong, và hỗ trợ thực hiện kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (of the Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC) 2025 và sáng kiến về kế hoạch làm việc hội nhập ASEAN (2021-2025). 23
5.2.Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy phát triển công bằng, bao gồm các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, vận chuyển, bảo vệ môi trường, quản trị các nguồn lực khu vực, và chia sẻ dữ liệu nước phù hợp với các thủ tục của sứ mệnh sông Mê Kong về dữ liệu, trao đổi và chia sẻ thông tin (Procedures for Data and Information Exchange and Sharing-PDIES), bằng cách điều chỉnh tăng trưởng tiểu vùng với phát triển toàn diện ASEAN, và thúc đẩy sự bổ sung và sức mạnh tổng hợp trong số Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), MUSP và các cơ chế hợp tác Mê Kông đang có (hiện hữu, tồn tại). 24
  1. Tận dụng công nghệ và thúc đẩy đổi mới (Leveraging Technologies and Promoting Innovation)
6.1.Chúng tôi cam kết khám phá sự hợp tác xa hơn trong các lĩnh vực lợi ích (vùng lợi ích) hỗ tương như chế tạo sáng tạo, ứng dụng chuỗi khối, dễ dàng cho thương mại, kết nối kỹ thuật số, số hóa và  thương mại điện tử của MSMEs, dịch vụ điện tử, dịch vụ tài chính kỹ thuật số và kết nối thanh toán khu vực, công nghệ mới và mới nổi phù hợp với các hiệp định và khuôn khổ ASEAN có liên quan, cũng như gia tăng giúp đỡ kỹ thuật cho các quốc thành viên ASEAN thúc đẩy đổi mới, và xây dựng năng lực về kỹ năng kỹ thuật số. 25
6.2.Chúng tôi cam kết hỗ trợ sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của ASEAN, để thúc đẩy phát triển các hệ sinh thái và mạng 5G, thông tin và công nghệ truyền thông có hòa bình, an ninh, mở rộng, có thể tương tác, đáng tin cậy, bao trùm, và linh hoạt; và khám phá các cách để tăng cường hợp tác trên nền kinh tế kỹ thuật số, sáng tạo, phát triển tp bền vững và công nghệ mới nổi; bao gồm thông qua quan hệ đối tác các thành phố sáng tạo HK-ASEAN. 26
6.3.Chúng tôi cam kết nâng cao cộng tác trong kỹ thuật sinh học, nông trang sáng tạo, cả hai nông nghiệp chính xác và nông nghiệp sáng tạo về khí hậu (climate-smart agriculture- CSA), khoa học thực phẩm, khí tượng học, vi điện tử, khoa học biển, năng lượng và không gian. 27
7. Giải quyết biến đổi khí hậu (Addressing Climate Change) 
7.1.Chúng tôi cam kết xa hơn cùng làm việc để nâng cao các đóng góp được xác định toàn quốc tương ứng đáng tôn trọng (NDC). Chúng tôi khẳng định vai trò then chốt rằng các nhân vật địa phương (tiểu vùng) đóng vai nâng cao hành động khí hậu, và có ý định cùng cộng tác trong việc chuyển đổi năng lượng sạch, bao gồm thông qua tài chính và công nghệ. Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của hành động mạnh để giảm thải khí mê tan toàn cầu, bao gồm thông qua các nỗ lực đang tiến hành, như Lời hứa Mê tan Toàn cầu (Global Methane Pledge). 28
7.2.Chúng tôi cam kết tăng cường quan hệ đối tác để củng cố năng lực của ASEAN nhằm nâng cao hồi phục thiên tai thích ứng với hiệu ứng của biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng cao, lụt, hạn hán thường xuyên hơn và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác, tăng cao rủi ro không an ninh về nước-năng lượng- lương thực, và những trận bão hủy diệt hơn đã từng. 29
7.3.Chúng tôi giải quyết để nâng cao chuyển đổi năng lượng và hồi phục một cách toàn diện và thái độ đúng đắn thông qua dễ dàng hóa về phát triển năng lượng sạch và tái tạo, thúc đẩy cộng tác công tư và để giải quyết nhu cầu tài chính chuyển đổi, kể cả thông qua tài chính hỗn hợp, và triển khai các công nghệ năng lượng các bôn thấp tân tiến và mới nổi để hỗ trợ truy cập (tiếp cận) gia tăng cho dịch vụ năng lượng và an ninh năng lượng, kể cả các nỗ lực hiện có, như các yếu tố về Kế hoạch hành động của ASEAN về hợp tác năng lượng (ASEAN Plan of Action for Energy Cooperation-APAEC) hỗ trợ gia tăng chuyển đổi năng lượng và tăng cường hồi phục năng lượng ở ASEAN, đặc biệt là lưới điện ASEAN. 30
7.4.Chúng tôi giải quyết làm việc cùng nhau để bảo toàn giàu đa dạng sinh học của ASEAN và vốn thiên nhiên của nó, bao gồm thông qua ngăn chặn, dừng lại, đảo ngược nạn phá rừng, và sư suy thoái hệ sinh thái, cũng như phục hồi các hệ sinh thái quan trọng kể cả rừng, và đất ngập nước, hệ sinh thái bờ biển và biển, và cộng tác tiếp tục với Trung tâm đa dạng sinh học của ASEAN (ACB). 31
8. Gìn giữ hòa bình, xây dựng niềm tin (Preserving Peace, BuildingTrust) 
8.1.Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN nhằm bảo toàn khu vự Đông Nam Á là vùng không vũ khí hạt nhân và không có vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, như được ghi trong Hiệp ước về vùng không vũ khí hạt nhân Đông Nam Á và Hiến chương ASEAN nhằm tăng cường chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, và giải trừ hạt nhân như quy định tại điều 6 của Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), và về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mđ hòa bình như được quy định trong Điều 4 của NPT.
Chúng tôi duy trì cam kết phổ cập nghị định thư bổ sung cỉa IAEA, và hỗ trợ thưc hiện đầy đủ Công ước về việc cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và tiêu hủy chúng, Công ước cấm phát triển, sản xuất, và tàng trữ vũ khí vi khuẩn và độc tố và tiêu hủy chúng. 32
8.2.Chúng tôi tái khẳng định cam kết đã chia sẻ về mục đích của phi hạt nhân hóa hoàn toàn và thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn trên báo đảo Triều Tiên. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuân thủ đầy đủ các nghị quyết có liên quan của HĐBA LHQ, tính đến lời kêu gọi ngoại giao của cộng đồng quốc tế và lợi ích của việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. 33
8.3.Chúng tôi duy trì quan tâm sâu đậm về khủng hoảng ở Miến Điện (MĐ- Myanmar). Chúng tôi nêu bật cam kết của Miến Điện vê đồng thuận 5 điểm của ASEAN trong cuộc họp ngày 24 tháng 4 năm 2021 của các lãnh đạo ASEAN và thúc giục việc thực hiện đúng thời gian, và đầy đủ Đồng thuận 5 điểm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của ASEAN nhằm dễ dàng hóa một giải pháp hòa bình trong lợi ích của người dân MĐ, kể cả thông qua công việc của Đặc phái viên (ĐPV) của Chủ tịch ASEAN về MĐ, trong xây dựng lòng tự tin và niềm tin với tiếp cận đầy đủ đến tất cả các bên có liên quan, và cung cấp có hiệu quả về trợ giúp nhân đạo cho người dân MĐ, cả những người đang cần nhất, không phân biệt đối xử.
Chúng tôi nhắc lại cam kết của mình cho hòa bình và ổn định của khu vực và tiếp tục kêu gọi dừng ngay bạo lực ở MĐ và thả tất cả những người bị giam giữ về chính trị, kể cả người nước ngoải.
Chúng tôi sẽ nhân đôi nỗ lực tập thể của chúng tôi về một giải pháp hòa bình ở MĐ điều đó cũng phản ánh một cam kết liên tục đối với nhân quyền và quyền tự do căn bản, như đã đươc vạch ra trong Hiến chương của ASEAN.
Chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp gần gũi giữa ĐPV của Chủ tịch ASEAN về MĐ và ĐPV của TTK LHQ về Miến Điện để bảo đảm sức mạnh tổng hợp trong nỗ lực quan trọng này. 34
8.4.Liên quan đến Ukraine, như với tất cả các quốc gia, chúng tôi tiếp tục tái khẳng định sự tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi tuân thủ Hiến chương của LHQ và luật pháp quốc tế. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của ngừng bạo lực lập tức và tạo ra một môi trường cho phép nghị quyết hòa bình. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (TTK LHQ) trong tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Chúng tôi cũng kêu gọi dễ dàng hóa việc tiếp cận nhanh chóng, an toàn, và không cản trở về trợ giúp nhân đạo cho những ai cần tại Ukraine, cho bảo vệ thường dân, cho nhân viên nhân đạo, cho những người trong tình huống sẽ bị tổn thương. 35
8.5.Chúng tôi tiến hành thực hiện nghị trình hoài bão này trong những tháng và năm sắp tới, chúng tôi trông mong đạt tới một sự hợp tác cấp độ mới và quan hệ đối tác và giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng để phối hợp việc thực hiện về tuyên bố tầm nhìn chung (Joint Vision Statement). 36
TS. Bùi Sông Thu- VIỆN TRƯỞNG Viện khoa học quản trị Phương Nam
……………………………………………
Trở về

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn