03:48 EDT Thứ bảy, 27/07/2024

Menu

Bản đồ Việt Nam

Album ảnh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 50

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1377

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 110386

Nghiên cứu, tư vấn

SUY NGHĨ VỀ KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM (VN)

Thứ tư - 30/03/2016 00:22
Cách mạng tư sản Pháp diễn ra tại nước Pháp vào năm 1789 ở thế kỷ 18 và cách mạng vô sản Nga nổ ra tại nước Nga vào năm 1917 đầu thế kỷ 20, cả hai cuộc cách mạng nầy dù diễn đạt thế nào chăng nữa cũng đều có mục đích là đem lại hạnh phúc, tự do và bình đẳng cho mỗi con người.

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc vào năm 1945, theo đó nhiều nước trên các châu lục đã được độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ được công nhận, mỗi nước phát triển theo một thể chế khác nhau, trong đó có Việt Nam (VN) độc lập vào năm 1945 và Trung Quốc (TQ) độc lập vào năm 1949.

Thế kỷ 21, nhờ vào khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển cao nhanh, vượt bậc, nên tất cả mọi dân tộc, sắc tộc có màu da trắng, vàng, đen hoặc da màu, sinh sống tại các nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển đều có cơ hội đan xen với thách thức, tiếp cận lẫn nhau, có điều kiện ngang bằng nhau, cùng hướng về tương lai để phát triển nhằm mưu cầu hạnh phúc hơn và công bằng hơn cho dân tộc mình, đất nước mình và cho dân tộc khác, đất nước khác.

Nhìn về xã hội VN, ai cũng biết rằng chúng ta đã trải qua nhiều hình thái kinh tế, từ cổ đại đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đã qua các thời kỳ nô lệ, thuộc địa, tiến đến độc lập ngày nay; khắp năm châu bốn biển đã biết đến có một Việt Nam ở Đông Nam Châu Á, đang từng bước tự lực phát triển vươn lên.

Từ những cảm nhận trên, trước thềm Đại hội Đảng CSVN lần thứ 11 năm 2010, trong chiều hướng nhận thức công cuộc phát triển đất nước VN toàn diện, nhiều lĩnh vực, nhiều quy mô, nhiều cấp, trong đó có phát triển kinh tế biển. Tôi suy nghĩ nhiều về lĩnh vực phát triển kinh tế biển nhiều bởi vì VN có hơn 3.200 km bờ biển, có Biển Đông (The East Sea)tiếp giáp với đại dương Thái Bình Dương (The Pacific Ocean)bao la, tài nguyên dồi dào.

Ta xét xem, mỗi căn nhà có bao lơn (balcony), bao lơn của căn nhà trông ra khoảng mặt đất không gian trước ngôi nhà, trông ra bên ngoài có nhiều mối quan hệ với xóm giềng và xã hội. Bao lơn vô cùng quan trọng. Bao lơn, sân trước và lối ra của căn nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết với người chủ căn nhà trong việc sinh sống, hoạt động và các tình huống bất ngờ khác.

Suy rộng ra, Biển Đông của VN là bao lơn, là sân trước, là lối ra của VN trông ra Thái Bình Dương (The Vietnam`s East Sea is the balcony, the front yard, the gate of Vietnam to The Pacific Ocean), nên nó có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho VN ở mọi lĩnh vực, mọi thời đại. Vì vậy, VN phải phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại, theo kiểu mới cho xứng tầm với vị trí của VN tại khu vực Đông Nam Á; kinh tế biển của VN được an toàn và ổn định sẽ góp phần đắc lực vào kinh tế biển quốc tế đồng thời mở ra một thời đại mới cho VN tương lai.

Kinh tế biển phát triển thực sự sẽ góp phần củng cố quốc phòng của VN trên Biển Đông, ngược lại quốc phòng trên Biển Đông ổn định sẽ giúp VN phát triển kinh tế biển thịnh vượng hơn.

Quốc phòng biển của VN càng mạnh thì đóng góp của VN vào an toàn hàng hải càng vững bền và được thế giới tín nhiệm hơn, hợp tác nhiều hơn.

Kinh tế biển bao gồm hàng hải biển, cảng biển, vận chuyển hàng hóa trên biển; đánh bắt, chế biến hải sản và xuất khẩu; đóng và mua bán tàu biển; tổ chức du lịch trên Biển Đông; đào tạo những ngành nghề có liên quan đến kinh tế biển và quốc phòng trên biển; khai thác dầu khí, khoáng sản, năng lượng; thuế quan xuất nhập khẩu; hàng không quốc tế; và các dịch vụ có liên quan.

1- Hàng hải biển: Mở rộng, nâng tầm kỹ thuật các hải cảng lớn có tiềm năng lâu dài để có thể tiếp nhận các loại tàu biển có kích cỡ và tải trọng khác nhau. Chuyên chở thuê hàng hóa cho các đơn vị trong và ngoài nước; vận chuyển hàng hóa trên Biển Đông, Biển Đông Bác Á, thông qua Thái Bình Dương, châu lục khác và ngược lại.

2- Đánh bắt hải sản trên biển. Chẳng hạn thay tàu cận duyên bởi tàu viễn duyên, thay tàu gỗ bằng tàu sắt có công suất lớn, thiết bị hiện đại lưu động dài ngày trên biển. Cho vay lãi suất thấp, cho mượn, hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng mới tàu sắt gắn thiết bị hiện đại. Tổ chức các đội tàu có công suất lớn hiện đại đánh bắt xa bờ, tự quản lý và cứu hộ; phối hợp cứu hộ.

3- Giữ vững an toàn hàng hải ở Biển Đông và bờ rìa Đông Nam Châu Á- Thái Bình Dương: Hải quân VN phải đủ mạnh để cùng ngư dân bám biển và tổ chức tốt để tạo an ninh hàng hải, không có hải tặc; có khả năng ngăn ngừa hải tặc.

4- Đóng và mua bán tàu biển, sữa chữa tàu biển: hợp tác với các nước có công nghệ tàu biển hiện đại trong đóng mới và sửa chữa tàu biển; cùng hưởng lợi với nước ngoài trong ngành nghề nầy.

5- Du lịch biển: Tổ chức và phối hợp với các đơn vị nước ngoài để cùng mở các tua du lịch ở Biển Đông, Đông Nam Á và các vị trí khác của bờ rìa Châu Á- Thái Bình Dương.

6- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản: Khai thác dầu mỏ, hóa dầu, khí đốt, khoáng sản ở thềm lục địa bờ rìa Thái Bình Dương, Biển Đông của VN theo công ước Liên Hiệp Quốc.

7- Đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác xây dựng các trường Đại học, trường nghề nhằm đào tạo những ngành nghề liên quan đến kinh tế biển và quốc phòng biển.

8- Phát triển năng lượng: Vận dụng bờ biể dài, Biển Đông rộng, có nhiều đảo để sản sinh năng lượng sạch; nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió biển, năng lượng sóng biển, năng lượng hạt nhân.. Xây dựng các dạng năng lượng trên trên vài đảo ven biển và đưa nguồn điện nầy vào đất liền. Cần có chính sách phù hợp mời gọi các nhà đầu tư, nhà khoa học kỹ thuật trong nước hoặc nước ngoài tham gia vào các dạng năng lượng sạch nầy.

9- Hành lang an toàn hàng không quốc tế và quốc nội: Một khi kinh tế biển VN phát triển tốt, thì nhiều nguồn lực ở Đông Nam Á, bờ rìa Thái Bình Dương cũng đã pt, kéo theo số lượng hành khách, du khách quốc tế, quốc nội đi về khu vực nầy tăng lên, an toàn hàng không càng phải nâng cao.

10- Cần có cái nhìn mới về tiềm năng kinh tế của Biển Đông ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cần đào tạo nguồn nhân lực để có năng lực quản lý, hoạt động, thực hành ở các khía cạnh nầy.

11- Phân vùng, quy hoạch lại vùng biển, vùng bờ biển, các đảo ven biển, các loại hải cảng. Tổ chức lại, thay đổi hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc cho dân, cán bộ trên các bán đảo, trên hải đảo nhất là về điện, nước, y tế, giáo dục. Tối thiểu phải có bệnh viện nhỏ, trường phổ thông, trường nghề, nguồn nước uống, nguồn điện để thu hút người ở lâu dài cho mỗi bán đảo, hải đảo.

12- V.v...

Do có những tư duy, suy nghĩ như vậy nên trong vài ngày trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ 11 năm 2010 tôi có bài viết “Kinh tế biển găn liền quốc phòng trên biển” đến nhà báp Nguyễn Tam Phù Sa của báo Đảng tỉnh Quảng Nam. Anh Phù Sa có trích một đoạn ngắn in trong báo Đảng của tỉnh Quảng Nam vào ngày 27.9.2010 nơi trang 4, song từ năm 2010 đến nay chưa nhận được phản hồi góp ý của cơ quan nào, trong khi đó mặt Biển Đông của VN ta từ năm 2013 đến nay bị TQ bồi đắp, xây dựng ngày càng có quy mô lớn, ..., ..., cứ như là lãnh thổ, là thuộc địa của họ bất chấp thực tiễn địa chính trị hàng ngàn năm qua, hàng trăm năm qua và công pháp quốc tế hiện nay./. TP.HCM, ngày 24.3.2016 TS. Bùi Sông Thu Viện Trưởng Viện khoa học quản trị Phương Nam

Trở về

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn