22:39 EDT Thứ sáu, 26/07/2024

Menu

Bản đồ Việt Nam

Album ảnh

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 52

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1345

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 110354

Nghiên cứu, tư vấn

VỊ TRÍ CỐT LÕI CỦA NỘI DUNG GIÁO DỤC, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRONG MÔ HÌNH NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN

Thứ hai - 23/06/2014 07:57
1- Hỏi: Thưa TS. Làm thế nào để đổi mới nền giáo dục hiện nay?
   Đáp: Muốn đổi mới nền giáo dục phải đổi mới các yếu tố tạo nên nền giáo dục đó. Nền giáo dục là một tích hợp chặt chẽ giữa những yếu tố gồm hệ thống giáo dục quốc dân, ngân sách giáo dục, cơ chế quản lý giáo dục, cơ quan giáo dục, cán bộ, giáo viên- giảng viên, mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, các bậc học, cấp học, lọai trường hoc, thời lượng cho mỗi bậc học, cấp học, ngành học; xã hội hóa giáo dục như thế nào; xử dụng nguồn nhân lực ra sao; tương tác giữa giáo dục đến nền kinh tế chính trị, quốc phòng, xã hội… Một trong những yếu tố then chốt nhất, khởi đầu đổi mới nền giáo dục là đổi mới nội dung giáo dục, chương trình giáo dục vì đây là cái gốc của sách giáo khoa, giáo trình, gốc của mô hình nền giáo dục mới.
Xây dựng được một nội dung giáo dục- chương trình giáo dục hiện đại thì mới tạo được cơ sở cốt lõi cho một nền giáo dục tiên tiến, mới đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng khoa học kỹ thuật cao, hiện đại. Một nền giáo dục tiên tiến, là một nền giáo dục phù hợp với thời đại, phù hợp với những thành tựu cao nhất của nhân lọai về đa lĩnh vực, đa văn hóa, đa dạng khoa học kỹ thuật.
2. Hỏi: Thưa TS., nội dung giáo dục hiện đại, chương trình giáo dục từ đâu mà có?
    Đáp: Nội dung giáo dục phải được chọn lọc từ kiến thức giáo dục mà kiến thức giáo dục thì được nghiên cứu, đúc rút từ kiến thức khoa học tự nhiên- kỹ thuật và kiến thức khoa học xã hội- nhân văn, chúng tồn tại trong các trường Đại học, Viện nghiên cứu của ngành giáo dục; trong Trung tâm thực nghiệm, Viện nghiên cứu, nhà máy của ngành khoa- học công nghệ và trong đời sống xã hội tại từng quốc gia và trên thế giới.
Muốn có một nội dung giáo dục hiện đại của nền giáo dục tiên tiến thì kiến thức khoa học tự nhiên- kỹ thuật phải chọn ở những nơi, những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến; kiến thức khoa học xã hội- nhân văn thì chọn lọc từ bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt lành của dân tộc ta qua nhiều nghìn năm lịch sử và có chọn lọc bổ sung những tinh hoa văn hóa hiện đại trên thế giới, không phân biệt ở đất nước chủng tộc nào.
  1. Hỏi: Vậy theo TS. kiến thức cá nhân, kiến thức xã hội là gì?
          Đáp: Kiến thức của mỗi một con người toàn bộ những hiểu biết mà người đó tích lũy được thông qua quá trình học tập, sinh sống và làm việc. Hiểu biết nầy được gọi là kiến thức cá nhân hay là kiến thức bản thân.
Kiến thức xã hội của một quốc gia, của toàn  thế giới là những điều, những ý tưởng, những chân lý mà xã hội tích lũy được, bắt nguồn từ sự tồn tại và phát triển của loài người trong môi trường tự nhiên, trong khoa học kỹ thuật và cộng đồng.  
Con người dùng kiến thức bản thân để vận dụng kiến thức xã hội nhằm giải quyết những nhu cầu, những băn khoăn, những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày và tương lai lâu dài của lòai người. 
4. Hỏi: Thưa TS., Muốn đổi mới nền giáo dục thì theo trình tự thế nào?
    Đáp: Trở lại với nhiệm vụ giáo dục, khi một cơ quan hoặc ngành giáo dục, được giao quyền hạn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì phải xem xét vị trí cốt lõi của nội dung giáo dục, chương trình giáo dục trong toàn bộ các yếu tố tạo nên nền giáo dục mà cấu trúc nên mô hình một nền giáo dục.
Người nghiên cứu kiến thức xã hội để phục vụ cho công tác giáo dục, có nhiệm vụ chọn lọc kiến thức xã hội (kiến thức khoa học tự nhiên- kỹ thuật và kiến thức khoa học xã hội- nhân văn) thành kiến thức giáo dục. Kiến thức giáo dục sau khi được hệ thống hóa trở thành nội dung giáo dục của nền giáo dục quốc gia.
Căn cứ vào nội dung, chương trình giáo dục và mục tiêu đào tạo ta mới viết nên sách giáo khoa từng bộ môn cho Trung Tiểu học, giáo trình cho Đại học, Cao Đẳng, ngành nghề. Nội dung trong sách giáo khoa, giáo trình không được mâu thuẫn nhau, mà nhất quán, hệ thống, nội dung dạy trước là cơ sở lý luận cho nội dung dạy sau.
5. Hỏi: Phương pháp giáo dục vận dụng lúc nào?
    Đáp: Phương pháp giáo dục là hệ thống cách thức mà người thầy sử dụng để truyền thụ kiến thức trong nội dung giáo dục cho HS/SV. Tùy theo môn học, bài học, cấp học mà ta sử dụng phương pháp khác nhau.
Phương pháp giáo dục phải gắn liền với nội dung và chương trình giáo dục, được người thầy triển khai theo hướng dẫn hoặc sáng tạo trong quá trình giảng dạy để đạt được hiệu quả giáo dục.
6. Hỏi: Quá trình chọn lọc kiến thức xã hội để xây dựng thành sách giáo khoa, giáo trình ra sao?
     Đáp: Lộ trình từ kiến thức xã hội đến nội  dung giáo dục và cuối cùng là sách giáo khoa, giáo trình được tóm gọn như sau:
Kiến thức xã hội => kiến thức giáo dục=> nội dung giáo dục=>chương trình giáo dục=> sách giáo khoa/ giáo trình.
Nhìn dưới góc độ khác, nội dung giáo dục là những hiểu biết, những lượng kiến thức cần được truyền giảng cho học sinh, sinh viên, cho người học một cách có hệ thống, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến sâu xa, xuyên suốt các bậc học, cấp học, ngành học.   
Sau khi được tiếp thu, người học biến kiến thức nầy thành kỹ năng, kỹ xảo tác động đến tất cả các họat động của con người, tác động đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội.
 
7. Hỏi: Ai thu thập kiến thức xã hội để chuyển biến thành kiến thức giáo dục, nội dung giáo dục?
    Đáp: Như đã nói trên, kiến thức xã hội tồn tại trong xã hội. Muốn chuyển biến thành kiến thức giáo dục rồi trở thành nội dung giáo dục, phải có một nguồn chất xám tầm cỡ quốc tế có năng lực chọn lọc chuyển tải. Nguồn chất xám này gồm những ai, đang làm gì ở đâu cần được mời ra. Đó là các nhà khoa học giáo dục, nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo ưu tú được đi tu nghiệp tại các nơi có nền khoa học kỹ thuật, công kỹ nghệ hiện đại, các phần tử giỏi của toàn bộ học sinh, sinh viên đã đi du học tại các các trường hàng đầu trên thế giới. Trong mỗi con người của họ đã tích lũy được kiến thức bản thân khá hiện đại, nên việc tiếp cận, chọn lọc nhanh có hiệu quả cao. Bởi vì nơi họ được đào tạo, tu nghiệp, thâm nhập học hỏi đã có kiến thức hiện đại rồi.
8. Hỏi:  Như vậy nguồn chất xám được đào tạo trong nước có vai trò gì?
    Đáp: Nói như vậy không có nghĩa là không chú trọng đến nguồn chất xám được đào tạo trong nước. Chất xám được đào tạo trong nước là một bộ phận nòng cốt, chủ lực nhằm định hướng, phối kiểm, cân bằng nội dung giáo dục đã tồn tại xuất sắc trong nhiều thập kỷ qua và vẫn còn nguyên giá trị với lượng kiến thức hiện đại, mới.
Để tiết kiệm ngân sách, cách nhanh nhất là tập trung hai nguồn chất xám đó, hội tụ lại nhằm nghiên cứu nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, hệ thống giáo dục, sách giáo khoa- giáo trình của các nước có nền giáo dục, nền kinh tế, khoa học kỹ thuật,…, hiện đại nhất. Tiếp tục tạo sự dễ dàng cho học sinh, sinh viên, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nhân, cán bộ đi học, tu nghiệp tại các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Vì vậy, phải thật sự quý trọng tâm trí của những nhà khoa học giáo dục, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên- giáo viên, nhà lãnh đạo, nhà quản lý có thực tài, tuyển chọn mời vào bộ phận thưc hiện nội dung, chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình.
9. Hỏi: Trong quá khứ, chính phủ đã cho cán bộ giáo dục đi tu nghiệp tại nhiều nước và sinh viên cũng đi du học nhiều nước; các vị đó đảm đương nhiều trọng trách trong ngành giáo dục mà hiệu quả giáo dục chưa cao?
     Đáp: Đúng, Chính phủ đã cho cán bộ giáo dục đi tu nghiệp tại nhiều nước và sinh viên cũng đi du học nhiều nước; các vị đó đảm đương nhiều trọng trách trong ngành giáo dục; tuy nhiên họ học tại những nước có nền học thuật khác nhau, thông số khoa học kỹ thuật chưa đồng nhất nhau nên rất tản mạn trong kiến thức cá nhân, không tạo được nhất quán và xuyên suốt trong học thuật được. Lưu ý rằng để tránh sự tản mạn (3), kiến thức phải được lấy từ các nơi có chung một nền tảng học thuật. Ví dụ học thuật Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc, Liên bang Đức có chung một nền tảng.
10. Hỏi:   TS. Có đề xuất gì về vấn đề đổi mới nền giáo dục?
    Đáp:  Qua phân tích như trên, muốn có được một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, phát triển nền kinh tế xã hội ngang tầm thế giới; muốn kiến tạo một quốc gia thật sự độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đất nước thanh bình, nhân dân được tự do hạnh phúc, xã hội ổn định, ngủ không cần đóng cửa, đi đường không lo mất đồ, v.v., phải đổi mới tòan diện và căn bản nên giáo dục hiện nay. Trong tòan bộ yêu cầu đổi mới đó, phải bắt đầu từ việc đổi mới nội dung giáo dục, chương trình giáo dục mà trước tiên và cần thiết là phải có một cơ quan chịu trách nhiệm.
Đảng, Quốc hội và Chính phủ thống nhất nhận định, ra quyết nghị nhằm thành lập một cơ quan có tên gọi là “Hội đồng quốc gia định hướng và phát triển nền giáo dục” (2) nhằm nghiên cứu để cấu trúc nên mô hình một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại; thông qua Quốc hội trước khi giao cho Bộ Giáo dục – Đào tạo thực hiện.
Hội đồng quốc gia nầy cần phải hội đủ sức mạnh của lãnh đạo Đảng, của lãnh đạo Quốc hội và của lãnh đạo Chính phủ. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng này sẽ được chính Hội đồng sọan thảo, ban hành và thực thi, sau khi thông qua Quốc hội.
Nếu không chú trọng  thay đổi nội dung giáo dục trước tiên trong mô hình một nền giáo dục tiên tiến thì ta chỉ thay đổi hình thức bên ngoài của nền giáo dục hoặc chỉ vá víu giống như những lần cải cách giáo dục trước đây; việc làm nầy tựa như một hãng rượu quảng cáo rượu mới nhưng thực ra chỉ là bình mới, rượu cũ. Trong dịp tới tôi sẽ nói làm thế nào để  đổi mới  “căn bản” và “toàn diện”; vì sao tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp là tất yếu, là cấp thiết./. 
Xin cám ơn Tiến sĩ.
…………………………………………………………………………
(1): Viện Trưởng Viện Khoa học quản trị Phương Nam, TP.HCM.
(2): Tôi xin mạn phép đề xuất, có thể không đúng tên gọi.
(3): Tản mạn: Rời rạc, không liên kết, không tập trung.
----------------------------------------------------------------------------------------

Tác giả bài viết: Viện Khoa học quản trị Phương Nam

Trở về

Những tin mới hơn